CHẺ XƯƠNG TĂNG CHIỀU RỘNG TRONG NGOÀI

bởi vungoctuong

CÁC KỸ THUẬT GHÉP XƯƠNG TRƯỚC KHI CẤY GHÉP IMPLAN

Kỹ thuật ghép xương khi trồng răng Implant là phương pháp được đánh giá cao và nhiều người biết đến. Đây là cách lưu giữ hoặc phục hồi phần xương hàm đã bị tiêu do nhổ răng gây nên. Theo thời gian, ngành nha khoa không ngừng cải tiến để phát minh ra những kỹ thuật ghép xương khác nhau. Tùy theo trường hợp xương hàm của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn cách ghép xương phù hợp. Sau đây là giới thiệu tổng quan về các kỹ thuật ghép xương đang được sử dụng tại Việt Nam.

Kỹ thuật ghép xương ở khung xương hàm bằng xương bột

Kỹ thuật ghép xương bằng xương bột đang được ưu tiên hàng đầu khi bệnh nhân cần phải ghép xương. Bệnh nhân trong những trường hợp sau đây sẽ được sử dụng phương pháp này:

Bệnh nhân phải ghép xương ổ răng sau khi nhổ răng để tránh việc tiêu xương hàm

Bệnh nhân sau khi được nhổ răng nhưng vị trí ấy lại không đủ điều kiện để cấy trụ Implant. Trường hợp này, họ sẽ được cấy ghép xương ổ răng trước để hạn chế việc tiêu xương hàm sau khi nhổ răng. Họ sẽ cần đợi từ 2-6 tháng để xương hàm hoàn toàn ổn định mới được cấy ghép răng Implant.

Người bệnh cần phải ghép xương răng để tăng chiều rộng sống hàm

Có những trường hợp sau khi nhổ răng đã lâu lại xuất hiện sự tiêu xương hàm từ trong ra ngoài. Trường hợp này, bệnh nhân cũng được cân nhắc để dùng kỹ thuật ghép xương này. Mục đích nhằm để tăng độ dày cho xương hàm. Cần lưu ý là kỹ thuật chỉ được áp dụng khi mật độ tiêu xương hàm tương đối ít. Thường là phần xương hàm phải còn lại tối thiểu 5mm thì mới dùng được kỹ thuật ghép xương này.

 

Ứng dụng kỹ thuật ghép xương bột trong việc nâng xoang hàm để cấy răng Implant

Khi xoang hàm bị trễ xuống, bệnh nhân bắt buộc phải làm phẫu thuật nâng xoang trước khi trồng răng Implant. Kỹ thuật ghép xương sẽ làm nhiệm vụ đưa một lượng xương bột vừa đủ  vào khu vực đáy xoang. Từ đó, hỗ trợ tái tạo lại phần đáy xoang đã bị mất.

 

Kỹ thuật ghép xương bột trong cấy ghép Implant cần phải có đủ các bước sau đây 

Bước 1: Bác sĩ bắt đầu bóc tách vạt lợi, để lộ vùng xương khuyết hổng cần phải ghép. Tiếp theo, họ  tiến hành làm láng bề mặt xương hàm ở vùng tiếp nhận ghép xương.

Bước 2: Xương bột sẽ được trộn với nước muối sinh lý hay huyết tương giàu hàm lượng tiểu cầu trước. Sau khi hoàn tất việc hòa trộn, phần xương bột sẽ từ từ được đưa vào vùng xương khuyết hổng.

Bước 3: Khi xong việc đưa xương bột vào nơi bị khuyết hổng, bác sĩ sẽ cho tiếp một màng collagen vào. Màng che collagen này dùng để che phủ và cách ly vùng ghép xương với các mô lợi phía trên.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp khuyết hổng ít, bác sĩ có thể không cần dùng đến màng collagen. Bởi lẽ, nhiệm vụ của màng collagen là che phủ khối xương được ghép, ngăn không cho mô mềm xâm lấn vào. Qua đó, gia tăng hiệu quả của kỹ thuật ghép xương này. Do đó, nếu độ khuyết hổng không quá lớn thì cũng không nhất thiết phải dùng màng che collagen.

Bước 4: Bác sĩ sẽ tiến hành khâu kín khối xương ghép khi đã hoàn tất việc đưa nó vào nơi khuyết hổng. Như đã nói, họ sẽ đưa thêm tấm màn collagen vào để che phủ vùng ghép xương nếu cần thiết. Thời gian để xương tự thân phát triển ổn định tùy theo mức độ khuyết hổng và loại xương được ghép. Thông thường, quá trình này sẽ mất tầm 2-6 tháng.

  • Dựa theo mức độ khuyết hổng, bác sĩ sẽ cân nhắc vừa ghép xương vừa cấy răng Implant cùng lúc.

Kỹ thuật ghép xương răng có sử dụng màng định vị titan

Kỹ thuật ghép xương có dùng màng titan được áp dụng cho những vị trí khuyết hổng lớn hơn. Ghép xương kèm theo đặt màng titan sẽ tương tự như ghép xương bột. Tuy nhiên, thay vì sử dụng màng collagen thì bây giờ sẽ là màng titan.

Màng titan sẽ tạo ra một khung nâng đỡ, được uốn tạo hình trước khi đặt vào. Có nhiệm vụ giúp xương ghép giữ được nguyên hình thể theo mong muốn của bác sĩ phẫu thuật. Ưu điểm của màng titan là khả năng phục hình xương rất tốt. Vậy nên, giá thành của nó cao và cần phải phẫu thuật thì 2 mới lấy được màng titan ra.

Kỹ thuật ghép xương bằng xương răng tự thân Block

Kỹ thuật ghép xương này được áp dụng cho những vị trí khuyết hổng xương hàm lớn. Đặc biệt là nơi khuyết hổng theo chiều đứng. Lợi thế của ghép xương hàm Block là khả năng tái tạo xương khá tốt. Dù vậy, nó vẫn có một nhược điểm đáng kể. Đó là bệnh nhân cần phẫu thuật đến 2 nơi gồm nơi lấy xương và nơi ghép xương. Vậy nên, kỹ thuật này sẽ khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn hơn.

Quá trình ghép xương Block bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Vùng cần phải ghép xương sẽ được bộc lộ lợi để các bác sĩ dễ dàng tiếp cận xương. Bề mặt xương cần ghép cũng phải được làm nhẵn, sạch một cách cẩn thận.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ bắt đầu bộc lộ xương tại vùng cho, thường là vùng cằm hoặc ngay tại góc hàm. Tiếp theo, bác sĩ khoan để lấy 1 khối xương có thể tích và hình dạng đủ tiêu chuẩn.
  • Bước 3: Khối xương đã được lấy ra ở vùng cho sẽ được đưa tới vị trí cần ghép xương. Khối xương sau khi được cấy vào vùng nhận sẽ cố định chắc chắn bằng mini vít.
  • Bước 4: Khi khối xương đã được cấy chắc chắn ở vùng nhận, bác sĩ sẽ khâu kín cả hai vùng cho và nhận.

Kết luận

Đây là những kiến thức tổng quan về những kỹ thuật ghép xương răng trước khi cấy trụ Implant. Tuy nhiên, bệnh nhân nên đến các nha khoa để được thăm khám và tư vấn kỹ càng hơn. Để dựa vào đó, có thể chọn cho mình phương pháp ghép xương phù hợp.