HÀM GIẢ THÁO LẮP NHỰA CỨNG

bởi vungoctuong

 I.Răng giả tháo lắp nhựa cứng là gì?

Hàm thu hồi phần cứng bằng nhựa là phương pháp dành riêng cho các trường hợp bị mất một vài hoặc toàn bộ răng. Loại hàm này được gắn vào phần răng thưa nhẹ nhàng, người sử dụng có thể cảm nhận được tác động lợi ích từ xương hàm.

Cấu hình tạo răng giả tháo lắp bao bì cứng bao gồm 2 phần:

Nền tảng (lợi giả): Phần này được làm từ phần cứng nhựa, có một trục bằng kim loại ở giữa để giữ cho hàm nền không được khóa. Còn lại là những khoảng trống được thiết kế đặc biệt để kết nối với các răng thật.

Răng giả: Răng giả có thể được làm từ nhựa hoặc sứ, số lượng răng sẽ được làm riêng để phù hợp với tình trạng mất răng của mỗi người.

II. Ai có thể sử dụng hàm nhựa cứng tháo lắp?

Trường hợp mất răng nên sử dụng hàm nhựa tháo lắp gồm: mất nhiều răng hoặc toàn bộ răng trên 1 cung hàm, 2 cung hàm.

III. Ưu, nhược điểm của hàm tháo lắp nhựa cứng

Trước khi đưa ra quyết định chọn hàm giả tháo lắp nhựa cứng, bạn hãy xem qua ưu và nhược điểm của phương pháp này dưới đây:

1. Ưu điểm

  • Chất liệu nhựa lành tính, an toàn, không gây kích ứng khoang miệng.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, đơn giản.
  • Chi phí thấp.
  • Tháo lắp dễ dàng, thuận tiện trong việc vệ sinh.
  • Không cần mài răng hay phẫu thuật.

2. Nhược điểm

  • Tính thẩm mỹ thấp, răng không được tự nhiên như răng thật.
  • Hàm lỏng lẻo, không khít sát vào hàm, dễ bị rơi rớt trong quá trình đeo hoặc ăn nhai.
  • Lực nhai khá yếu, không thể ăn được thức ăn cứng và dai, ăn uống không ngon miệng.
  • Tuổi thọ không cao, về lâu dài có thể gây tiêu xương, tụt nướu. Điều này khiến cho xương hàm bị biến dạng, gây móm, da nhăn nheo chảy xệ, gương mặt già trước tuổi.
  • Có thể gặp vấn đề về răng miệng như hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu. Vì chất liệu nhựa sau thời gian sử dụng bị biến chất, tạo mùi khó chịu. Các kẽ hở của hàm giả dễ làm thức ăn bị kẹt lại, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.

IV. Các loại hàm tháo lắp nhựa cứng

Hiện nay có 2 loại hàm giả tháo lắp nhựa cứng:

Hàm giả tháo lắp nhựa cứng toàn phần: Răng giả tháo lắp nhựa cứng toàn phần có cấu trúc ổn định và chắc chắn, phù hợp với tình trạng mất hầu hết răng trên 1 cung hàm hoặc mất răng toàn hàm.

Răng giả tháo lắp nhựa cứng bán phần: Hàm giả tháo lắp nhựa cứng bán phần dành cho trường hợp mất 1 hoặc một vài răng. Phần nền hàm có thêm các móc kim loại để gắn vào răng thật dễ dàng hơn.

V. Quy trình phục hình răng giả tháo lắp nhựa cứng

Phục hình răng với hàm giả tháo lắp nhựa cứng thông qua 5 bước như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng và đề xuất các phương án điều trị vấn đề răng phù hợp trước khi làm hàm giả tháo lắp.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và sát khuẩn. Bệnh nhân sẽ được vệ sinh răng miệng, sát khuẩn sạch sẽ trước khi thực hiện các bước lấy dấu hàm, gắn hàm giả, tránh tình trạng viêm nhiễm.

Bước 3: Tiến hành lấy dấu hàm. Bác sĩ phân tích, lấy dấu hàm để chế tác ra mẫu hàm tự nhiên, phù hợp với bệnh nhân.

Bước 4: Gắn răng giả tháo lắp nhựa cứng. Bệnh nhân sẽ vệ sinh răng miệng, sát khuẩn và được bác sĩ gắn hàm giả tháo lắp. Đồng thời, bác sĩ cũng hướng dẫn chăm sóc răng sao cho đúng cách.

Bước 5: Tái khám răng định kỳ. Người bệnh khám răng theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra tình trạng răng và phát hiện sớm các vấn đề bất thường.

VI. Một số chú ý khi dùng hàm nhựa cứng tháo lắp

Khi sử dụng hàm giả tháo lắp nhựa cứng, bạn cần chú ý chăm sóc đúng cách như sau:

  • Dùng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng giả.
  • Không dùng chất tẩy có tính ăn mòn cao để làm sạch hàm giả.
  • Nên ngâm hàm giả với dung dịch chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn có hại.
  • Tránh làm rơi hoặc đặt vật nặng đè lên hàm giả vì có thể gây nứt vỡ hoặc biến dạng hàm giả tháo lắp.
  • Nên tháo hàm giả khi đi ngủ.
  • Khám răng 6 tháng 1 lần để kiểm tra và điều trị kịp thời các vấn đề của răng (nếu có)