HÀM KHUNG

bởi vungoctuong

Hàm khung tháo lắp kim loại là gì?

Hàm khung tháo lắp kim loại là hàm giả tháo lắp bán phần, thiết kế gồm 2 bộ phận chính:

  • Nền hàm với các móc tựa lên trên mặt nhai của răng thật và vòng cung bằng kim loại (thường được làm từ hợp kim Cr – Co, Ni – Cr, Titanium…) tựa sát vào vòm răng phía trước để tạo độ vững vàng.
  • Răng giả phục hình bằng sứ hoặc nhựa

 Đối tượng có thể làm hàm khung tháo lắp

Hàm khung tháo lắp phù hợp với những đối tượng như:

  • Người bị mất nhiều răng.
  • Người không thích mài răng.
  • Người mong muốn phục hình răng với mức chi phí tiết kiệm.

Lưu ý: Hàm khung kim loại không phù hợp với Cô/Chú, Anh/Chị bị dị ứng kim loại. Do đó nếu dễ bị dị ứng, Cô/Chú, Anh/Chị cần cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp phục hình này.

Ưu, nhược điểm của hàm khung tháo lắp

Sau đây là một số ưu, nhược điểm của hàm khung kim loại tháo lắp mà Cô/Chú, Anh/Chị cần chú ý:

1. Ưu điểm

  • Chi phí phục hình răng tiết kiệm, phù hợp với tài chính của hầu hết mọi người.
  • Hàm khung kim loại có bề mặt bóng loáng nên không bị ngấm nước và giúp cho việc vệ sinh sau khi nhai tốt hơn.

2. Nhược điểm

  • Hàm khung kim loại là hàm tháo lắp nên sức nhai không quá mạnh như răng tự nhiên. Vì thế Cô/Chú, Anh/Chị chỉ có thể ăn những thực phẩm mềm, lỏng nếu chọn phục hình bằng phương pháp này.
  • Chỉ áp dụng đối với những bệnh nhân bị mất răng riêng lẻ hay một nhóm răng trên cung hàm. Không thể áp dụng cho trường hợp mất răng toàn hàm.
  • Phần móc kim loại vào răng thật nên có thể làm răng thật bị co kéo, thậm chí yếu dần, lâu dần sẽ xuất hiện tình trạng ê buốt, khó chịu.
  • Đặc biệt, hàm khung kim loại không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm về lâu dài.

Quy trình trồng răng bằng hàm khung kim loại

Quy trình phục hình răng bằng hàm khung kim loại tháo lắp thường trải qua các bước sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra tình trạng răng của Cô/Chú, Anh/Chị để tư vấn lộ trình điều trị phù hợp. Chẳng hạn, trong trường hợp Cô/Chú, Anh/Chị đang có vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu… bác sĩ sẽ khắc phục các bệnh lý trên trước khi tiến hành phục hình bằng hàm khung kim loại để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Trước khi lấy mẫu dấu răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng cho Cô/Chú, Anh/Chị. Bước này nhằm đảm bảo quá trình lấy mẫu diễn ra thuận lợi và an toàn.

Bước 3: Lấy mẫu dấu răng

Bằng các thiết bị chuyên dụng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm, đo đạc khung hàm và kích thước khoảng trống mất răng để thiết kế và chế tạo ra mẫu hàm giả tương thích với tình trạng của khách hàng Cô/Chú, Anh/Chị.

Bước 4: Thực hiện lắp hàm giả

Bác sĩ tiến hành lắp hàm khung kim loại và chỉnh sửa nếu có. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cách tháo lắp và vệ sinh răng miệng tại nhà cho Cô/Chú, Anh/Chị ở bước này.

Bước 5: Tái khám răng định kỳ

Để đảm bảo độ bền của hàm tháo lắp bằng kim loại, đồng thời tránh các vấn đề về răng miệng có thể phát sinh trong quá trình sử dụng hàm, Cô/Chú, Anh/Chị cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Cần lưu ý gì khi phục hình răng bằng hàm khung tháo lắp kim loại?

Khi phục hình bằng hàm khung kim loại, Cô/Chú, Anh/Chị cần lưu ý:

– Hàm khung kim loại sẽ gây nhiều khó chịu, vướng víu thậm chí đau nhức hơn. Tuy nhiên, sau khoảng 1 tuần, tình trạng này sẽ được cải thiện.

– Tương tự với hàm khung nhựa, hàm khung kim loại cũng cần được tháo ra để vệ sinh hàng ngày.

– Thời gian nghỉ ngơi và lúc ngủ bạn hoàn toàn có thể tháo hàm khung ra để cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn.

– Để tránh nguy cơ cong vênh, lệch lạc không tương thích hàm, vật liệu kém chất lượng gây kích ứng… bạn nên đến các địa chỉ nha khoa uy tín để phục hình răng bằng hàm khung tháo lắp kim loại.