NÂNG XOANG

bởi vungoctuong

Nâng Xoang Kín Trong Cấy Ghép Implant Là Gì?

Nâng xoang kín cùng với nâng xoang hở là hai phương án nâng xoang, bổ trợ cho quá trình cấy ghép Implant. Kỹ thuật được thực hiện từ bên trong, yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề kỹ thuật chuyên môn cao.

 

1. NÂNG XOANG KÍN LÀ GÌ?

Nâng xoang kín là gì? Là phương pháp nâng xoang trong cấy ghép implant từ bên trong, qua lỗ cấy Implant và không yêu cầu phẫu thuật quá nhiều. Bác sĩ sẽ mở một đường rạch trên nướu đến vùng xoang hàm cần nâng. Sau đó sẽ tạo một lỗ nhỏ ở phần xương để nâng màng xoang lên. Xương hàm cần cấy ghép sau đó sẽ được đưa vào lấp đầy khoảng trống giữa xương hàm và màng xoang mới nâng.

Kỹ thuật này ít xâm lấn nên hạn chế sưng đau và đi kèm với quá trình cấy trụ Implant.

2. KHI NÀO CẦN THỰC HIỆN NÂNG XOANG KÍN?​

  • Khi xoang hàm trên hạ xuống thấp do tiêu xương, không đủ khoảng trống để cấy ghép xương thì bắt buộc phải nâng xoang hàm.
  • Các bệnh nhân bị mất răng hàm trên lâu năm sẽ dẫn tới tình trạng tiêu xương hàm nghiêm trọng. Xoang hàm không còn xương nâng đỡ cũng sẽ không được cố định mà hạ xuống thấp.
  • Trong những trường hợp xoang hàm trên hạ không quá thấp hoặc lượng xương bổ sung cần thiết không quá nhiều thì bộ nâng xoang kín là phương pháp phù hợp.

Ngoài ra, do không cần phải can thiệp quá nhiều nên chỉ được thực hiện nâng xoang kín khi xoang hàm đảm bảo các yêu cầu: Đáy xoang không bị gồ ghề hoặc xơ dính, màn xoang không quá dày, không có dị tật và không có dịch trong xoang.

3. QUY TRÌNH NÂNG XOANG

  • Bước 1: Thăm khám, chụp CT Cone Beam để xác định tình trạng xoang hàm

Tình trạng xoang hàm cần được xác định hạ thấp đến mức nào, lượng xương cần ghép, vị trí ghép,… để làm tất cả thao tác một cách hoàn toàn chính xác.

  • Bước 2: Sát khuẩn và gây tê

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng, sát khuẩn để đảm bảo yếu tố vô trùng trong khi cấy ghép. Sau đó, bệnh nhân sẽ được gây tê để không gây đau đớn trong quá trình nâng xoang và cấy ghép Implant.

  • Bước 3: Mở một đường nhỏ với đường kính khoảng 3.6mm phía dưới chân răng

Việc này tạo ra một “lối đi” cho các dụng cụ y tế nha khoa tiếp xúc được với đáy xoang, thực hiện các thao tác khác.

  • Bước 4: Nâng xoang hàm lên cao

Theo “ lối đi” đã được tạo ra trước đó, bác sĩ sẽ sử dụng một ống đẩy chuyên dụng để nâng xoang hàm trên lên cao.

  • Bước 5: Ghép xương

Xương nhân tạo sẽ được bơm vào bên trong bằng một ống bơm chuyên dụng cho đến khi đủ lượng xương yêu cầu.

  • Bước 6: Cắm trụ Implant và khâu vạt nướu

Trụ Implant sẽ được cấy vào trong giai đoạn này để cùng tích hợp với bột xương nhân tạo được cấy vào.  nâng xoang kín là gì

Khâu vạt nướu bằng chỉ tự tiêu.

  • Bước 7: Chụp phim

Bác sĩ sẽ chụp lại phim để kiểm tra trình trạng của trụ Implant. Nếu có bất cứ vấn đề gì, bác sĩ sẽ phải tháo trụ Implant, đợi màng xoang vững chắc mới cắm Implant sau.