OVERLAY

bởi vungoctuong

 Hàn trám răng overlay

         Kỹ thuật Overlay thường được sử dụng cho những răng bị hư tổn hoặc sâu quá nặn. Mức độ tổn thương sẽ ảnh hưởng tới nhiều hơn 2 múi răng hoặc bao gồm toàn bộ bề mặt cắn (giống như bị cụt nửa thân răng).

Nhiều khách hàng khi mới tìm hiểu sẽ dễ nhầm lẫn giữa hàn răng Overlay và bọc răng sứ. Mặc dù nhìn tổng quan thì diện tích phục hình của 2 kỹ thuật này là tương đối giống nhau.Tuy nhiên sự khác biệt giữa trám Overlay và bọc răng sứ nằm ở tỷ lệ răng bị mài. Overlay sẽ không yêu cầu mài gần hết răng như phương pháp làm răng sứ. Thay vào đó bác sĩ chỉ cần mài tối thiểu men răng & đảm bảo vết trám bám chắc nhất có thể.

 Ưu điểm khi trám răng Overlay

       Gia tăng độ bền

Khi sử dụng sứ để hàn trám răng, độ bền hay độ cứng của miếng trám sẽ được gia cường ở mức tối đa & không thua kém nhiều so với răng sứ.

Vì vậy khách hàng không còn lo miếng trám bị vỡ, mẻ hay cứ 3- 4 năm lại phải đi trám lại nữa. Tuổi thọ trung bình của miếng trám với kỹ thuật Overlay thường từ 15 – 20 năm.   

        Tính thẩm mỹ cao

Chất liệu sứ dùng cho hàn răng Overlay cũng tương tự như vật liệu chế tạo nên mão răng giả. Do vậy toàn bộ ưu điểm về tính thẩm mỹ như độ sáng, độ trắng, độ trong mờ hay khả năng đổ bóng đều vô cùng tuyệt vời.

        Bảo tồn mô răng thật

Với các trường hợp bị vỡ mẻ hoặc hư tổn lớn, trám răng Overlay sẽ giúp khách hàng không phải mài đi quá nhiều mô răng thật, từ đó bảo vệ tính toàn vẹn của răng ở mức tối đa

 

 Nhược điểm của kỹ thuật trám răng Overlay

      Chi phí cao hơn

Trung bình một ca phục hình Overlay sẽ yêu cầu khách hàng phải trả số tiền lớn gấp 9 – 10 lần so với các kỹ thuật khác.

        Mất thời gian hơn

Với phương pháp trám răng thường, bạn chỉ cần đến nha sĩ một lần là đã hoàn thành toàn bộ thủ thuật, vì các miếng trám hầu hết đều có sẵn ngay tại các phòng khám nha khoa.

Tuy nhiên, với trám overlay  bạn sẽ cần đến nha khoa 2 lần. Lần đầu để đo kích thước, lựa chọn màu răng phù hợp. Đến lần hẹn thứ hai mới có thể trám răng.

 

 

 Quy trình hàn răng overlay như thế nào?

       Nhìn chung, quy trình hàn răng overlay sẽ bao gồm các bước sau:

Đầu tiên, bệnh nhân ngồi ở tư thế ngả lưng trên ghế nha khoa và đeo tấm chắn lên mắt.

Tiếp đến, nha sĩ sẽ tiêm thuốc tê cục bộ vào phần nướu răng cần trám. Trước khi tiêm, các bác sĩ cũng có thể bôi thuốc tê tại chỗ để làm mất cảm giác một phần nướu.

Đối với một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để loại bỏ phần răng bị hư hỏng và dũa một phần nhỏ của răng để chuẩn bị dính vật liệu overlay 

 

Nha sĩ sẽ lấy dấu răng của khách hàng để tạo lớp inlay/onlay với độ chính xác cao nhất nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại.

Dấu răng sẽ được gửi đến phòng chế tạo overlay . Sau đó, nha sĩ gắn một lớp trám tạm thời trên răng của khách hàng cho đến khi gắn vật liệu được gửi lại.

Nha sĩ sẽ hẹn khách hàng quay lại phòng khám sau vài ngày để loại bỏ lớp trám tạm thời và đặt lớp overlay lên răng.

Cuối cùng, phần răng mới trám sẽ được làm mịn và đánh bóng để đảm bảo khớp cắn thoải mái và không gây xước miệng hoặc lưỡi của bệnh nhân.